Sách

Đời sống - Gia đình Bí quyết dành cho phụ nữ Cẩm nang nuôi dạy trẻ Hạnh phúc gia đình Làm đẹp Làm vườn - Vật nuôi - Nông lâm nghiệp Mang thai & Nuôi con mới sinh Nữ công gia chánh - Thực dưỡng Tâm lý - Giới tính Thể dục - Thể thao Giáo khoa - Giáo trình - Sách tham khảo Giáo trình Cao đẳng - Đại học Luyện thi Cao đẳng - Đại học SÁCH GIÁO KHOA BỘ Sách giáo khoa cấp I Sách giáo khoa cấp II Sách giáo khoa cấp III Tham khảo cấp I Tham khảo cấp II Tham khảo cấp III Ngoại ngữ - Từ điển Tiếng Anh Tiếng Hàn Tiếng Nhật Tiếng Pháp Tiếng Trung Tiếng Việt - Ngoại ngữ khác Từ điển Ngoại văn Children books Cooking - Science - Social - Economic Literature & Fiction Sách Chuyên ngành Khoa học kỹ thuật - Công nghệ Khoa học thường thức Khoa học tự nhiên Khoa học xã hội Ngoại giao - Vấn đề quốc tế Pháp luật - Văn bản hướng dẫn thi hành Luật Phong thủy - Kinh dịch - Nhân tướng học Tin học - CNTT Tôn giáo - Tín ngưỡng - Tâm Linh Triết - Chính trị - Quân sự - Nhà nước Xây dựng - Kiến trúc Y học - Sức khỏe Sách dành cho Thiếu nhi Kiến thức - Kỹ năng dành cho bé Sách tô màu thiếu nhi Truyện kể cho bé - Đồng thoại Truyện tranh Sách dành cho Thiếu niên - Tuổi mới lớn Kiến thức - Kỹ năng dành cho thiếu niên Manga - Comics Tủ sách teen Sách Kinh tế Đầu tư - Chứng khoán Kế toán - Kiểm toán Khởi nghiệp - Làm giàu Kinh tế học Nghệ thuật lãnh đạo - Nhân sự PR - Marketing - Sales - Brand Quản trị kinh doanh Tài chính - Ngân hàng Sách Rèn luyện bản thân Bài học thành công Bí quyết - Kĩ năng - Cẩm nang - Hướng nghiệp Nghệ thuật sống - Truyền cảm hứng Sách song ngữ Sách tô màu người lớn Văn hóa - Nghệ thuật - Du lịch Âm nhạc Danh nhân - Tác giả - Hồi ký - Tiểu sử - Tự truyện Lịch sử - Địa lý Mỹ thuật - Điện ảnh - Sân khấu - Nhiếp ảnh Phóng sự - Ký sự - Bút ký - Tùy bút - Truyện ký - Tạp bút - Ghi chép Văn hóa - Du lịch Văn học Tác phẩm kinh điển Thơ - Bình thơ - Nghiên cứu - Tiểu luận - Phê bình văn học Toàn tập - Tuyển tập - Hợp tuyển thơ văn - Biên khảo Truyện Chương hồi - Kiếm hiệp Truyện cười - Truyện tiếu lâm - Truyện dân gian - Truyện trào phúng Truyện dài - Tiểu thuyết Truyện ngôn tình - Light Novel Truyện Thần thoại - Dã sử - Truyền kỳ - Huyền bí - Giả tưởng Truyện trinh thám - kinh dị - điều tra - vụ án Truyện vừa - Truyện ngắn - Tản văn

 

THƯ VIỆN ẢNH

> <

ẢNH MINH KHAI

> <

BẢN TIN MINH KHAI

WEBSITE LIÊN KẾT







 

TÌM KIẾM

Sách > Văn học

Khám Lớn Sài Gòn (Hết hàng)
Tác Giả: Vương Hồng Sến

Thể loại: Văn học
ISBN: 8936024917647
Xuất bản: 12/2011
Trọng lượng: 130 gr
NXB: Văn hóa - Văn nghệ Tp Hồ Chí Minh
Số trang: 109 trang - khổ: 13x20.5 cm
Giá bán: 28,000 đ

Khám Lớn Sài Gòn do nhà cầm quyền Pháp ở Sài Gòn cho khởi công xây dựng vào năm 1886, đến năm 1890 thì hoàn thành .


Công trình tọa lạc trên nền đất mà xưa kia là chợ Cây Da Còm. Theo Trương Vĩnh Ký, sở dĩ chợ có tên Cây Da Còm, vì nó nhóm dưới gốc một cây da nhánh còm, lá gie khòm xuống mặt đất. Xưa, nơi đây chuyên bán trống, bán lọng, yên ngựa, và mão tú tài.


Ban đầu, khám đường dài 30m và rộng 15m, ở giữa có lối đi rộng 2m chạy dọc giữa hai dãy khám, mà mặt chính được rào bằng những song sắt. Tường khám sơn màu đen, phía trên cao có trổ cửa, cũng có lưới sắt. Thiết kế như vậy, cốt vừa để thông hơi, vừa để lính canh từ bên ngoài có thể quan sát bên trong phòng giam. Tuy nhiên, vì thiếu ánh sáng, vệ sinh kém, và vì số tù nhân ngày một tăng lên, nên trong phòng giam rất ngột ngạt, luôn phát sinh dịch bệnh.


Bên trong phòng giam, nền tô bằng xi măng, các tù nhân đều nằm trên sàn, một chân đút vào cái cùm dài suốt chiều dài xà lim.


Ở đây, còn có một xà lim (cellule) dành cho tù nhân lãnh án tử hình. Đó là một hầm 3mx5m, ba mặt là tường kín và mặt còn lại là một cửa sắt có đục lỗ nhỏ.


Sau một thời gian, do số tù nhân quá đông, nhà cầm quyền Pháp phải xây thêm nhiều phòng mới, gồm hai dãy nhà một tầng và hai dãy nhà trệt, phân chia thành nhiều khu vực để giam cầm nhiều hạng tù khác nhau.


Một khám đường rộng lớn ở giữa lòng thành phố, nhà cầm quyền thừa hiểu đó là điều không hay; nhưng sau khi cân nhắc, họ vẫn quyết định cho khởi công, vì khám sẽ nằm gần Tòa án Sài Gòn (xây năm 1881-1885), rất thuận tiện cho việc quản lý và áp giải tù nhân.


Tại Khám Lớn Sài Gòn, thực dân Pháp có đặt một máy chém cao 4,5m, lưỡi dao nặng 50kg được đưa từ Pháp sang năm 1917. Vào khoảng năm 1925, mỗi lần thi hành án tử hình, người quản lý khám, cho đặt máy chém giữa đường, khoảng 5 giờ sáng, thì việc đã xong. Tức thì, họ cho xe vòi rồng đến xịt nước để tẩy rửa dấu vết.


Ngày 23 tháng 11 năm 1940, cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ bị thất bại, rất nhiều quân dân Việt kháng Pháp bị bắt giam. Do Khám Lớn Sài Gòn, bót Catina và các đồn khác không đủ chỗ giam giữ; và cũng vì khám nằm ở trung tâm thành phố, nơi các cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp diễn ra thường xuyên; cho nên 16 tháng 12 năm 1941, Thống đốc Nam Kỳ đã phê duyệt kế hoạch xây Khám Chí Hòa tại ấp Chí Hòa (nay ở tại số 1 đường Hòa Hưng, quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh), nhưng đến 1943 mới khởi công. Rồi vì Nhật đảo chính Pháp, việc xây cất bị gián đoạn một thời gian, đến ngày 8 tháng 3 năm 1953, công trình mới hoàn thành.


Thủ tướng Quốc gia Việt Nam lúc bấy giờ là Nguyễn Văn Tâm (cầm quyền từ 23 tháng 6 năm 1952 đến 7 tháng 12 năm 1953), liền cho phóng thích một số tù nhân ở Khám Lớn Sài Gòn, số còn lại khoảng 1.600 người cùng với chiếc máy chém, được chuyển về khám đường mới, tức Khám Chí Hòa.


Kể từ khi ấy, Khám Lớn Sài Gòn chỉ còn là nơi giam giữ phụ và sau đó đã bị chính quyền Việt Nam Cộng Hòa cho phá hủy, để xây lên đó Trường Đại học Văn Khoa (thành lập năm 1957, trực thuộc Viện Đại học Sài Gòn), rồi Thư viện Quốc gia, và nay là Thư viện Khoa học Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh.


Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.





Copyright @1999-2020 MINHKHAI.VN All rights Reserved.
Công Ty TNHH Minh Khai S.G (Nhà sách Minh Khai)
249 Nguyễn Thị Minh Khai, F. Nguyễn Cư Trinh, Q.1, Tp. Hồ Chí Minh
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: 4102019159
Mã số doanh nghiệp 0303209716 - Đăng ký thay đổi lần 6 ngày 30/07/2010
Ðiện Thoại (028)39250590 - (028)39250591 -Fax: (028)39257837
Website: minhkhai.com.vn
E-mail: [email protected]